Dưa

Bệnh vi-rút đốm héo cà chua

TSWV

Vi-rút

5 mins to read

Tóm lại

  • Các đốm nâu sẫm sau đó phát triển thành các mảng lan rộng trên lá.
  • Cây phát triển còi cọc.
  • Các vòng màu xanh nhạt xuất hiện trên quả non.
  • Các vòng và đốm màu nâu trên quả chín.
  • Đôi khi quả bị biến dạng.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Dưa

Triệu chứng

Các triệu chứng thể hiện rõ trên lá, cuống lá, thân và quả sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn nhiễm bệnh của cây và các điều kiện môi trường. Bệnh lan truyền trên cây theo hướng từ trên xuống dưới. Các lá non có thể xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu sẫm, dần dần phát triển và đôi khi hình thành nên các vòng đồng tâm. Khi các đốm kết thành khối, chúng bao phủ các mảng lớn trên phiến lá, cuối cùng dẫn đến các mảng mô chết. Các vệt nâu sẫm có thể nhìn thấy rõ trên thân và cuống lá. Các chóp ngọn thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng với tình trạng hoại tử có hệ thống. Cây phát triển còi cọc hoặc có thể phát triển chỉ một bên. Quả non ở các cây bị nhiễm bệnh nghiêm trọng xuất hiện các vòng đốm màu xanh nhợt với phần trung tâm nổi cộm lên. Trên các quả chín đỏ, các vòng màu nâu nổi bật kèm theo các đốm và vết úa vàng khiến quả mất giá trị thương phẩm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các loài ve bọ ăn ấu trùng hay nhộng của các loài bọ trĩ hiện có bán trên thị trường. Đối với các giống bọ tấn công lá nhưng không tấn công hoa, hãy thử sử dụng dầu sầu đâu hoặc spinosad, cụ thể là phun mặt dưới lá. Sử dụng spinosad rất có hiệu quả nhưng có thể độc hại đối với một số loài thiên địch của bọ trĩ (ví dụ như ve bọ săn mồi, ấu trùng ruồi giả ong, các loài ong) và nên tránh sử dụng trong thời gian cây ra hoa. Trong trường hợp bọ trĩ tấn công hoa, có thể sử dụng một số loài ve bọ săn mồi hay ấu trùng của bọ cánh ren. Kết hợp chiết xuất tỏi với một số loại thuốc trừ sâu dường như cũng có hiệu quả cao.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Do tỷ lệ sinh sản cao và vòng đời của chúng, các loài bọ trĩ đã hình thành khả năng đề kháng với nhiều loại thuốc trừ sâu. Các loài thuốc trừ sâu thuộc dạng tiếp xúc có hiệu quả như azadirachtin hay pyrethroids, trong đó có nhiều thương hiệu sản phẩm kết hợp với chất piperonyl butoxide để nâng cao hiệu quả diệt bọ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vi-rút đốm héo cà chua (TSWV) lan truyền nhờ nhiều loài bọ trĩ khác nhau, bao gồm bọ trĩ hoa phương Tây (Frankliniella occidentalis), bọ trĩ thuốc lá (Thrips tabaci) và bù lạch (Scirtothrips dorsalis). Bệnh TSWV cũng hoạt động trong cơ thể bọ trĩ lây truyền, và có thể được lan truyền liên tục. Nhộng của bọ nhiễm vi-rút khi ăn các cây bị nhiễm bệnh sẽ có khả năng lan truyền vi-rút trong suốt vòng đời của chúng. Tuy nhiên, bệnh TSWV không thể truyền từ con cái nhiễm mầm vi-rút sang các trứng của chúng. Vi-rút gây bệnh này có phạm vi ký chủ rất rộng, bao gồm cà chua, hồ tiêu, khoai tây, thuốc lá, rau diếp và rất nhiều loài cây khác.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các cây cây ghép từ các vườn ươm có chế độ quản lý thích hợp đối với các loại bọ trĩ và bệnh vi-rút đốm héo cà chua (TSWV).
  • Không nên trồng cạnh các cây ký chủ trung gian hay các cây bị nhiễm bệnh vi-rút này.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các cây cấy ghép để phát hiện sự hiện diện của các loài bọ trĩ.
  • Trồng các giống cà chua có sức đề kháng tốt, không cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu để đối phó các loài bọ trĩ nhắm khống chế sự lây nhiễm vi-rút.
  • Sử dụng các bẫy dính diện rộng để bắt bọ trĩ với số lượng lớn.
  • Khống chế các loài cỏ dại trong và quanh vườn.
  • Loại bỏ tàn dư cây trồng và các cây bị nhiễm bệnh rồi tiêu hủy chúng.
  • Duy trì chế độ tưới nước đầy đủ.
  • Không nên bón thừa đạm.
  • Đối với các nhà kính trồng cây, có thể tiệt trùng bằng hơi nước trước khi trồng.
  • Sử dụng các lớp phủ có tính phản chiếu tia cực tím mạnh (các lớp phủ bọc kim loại) để xua đuổi các loài bọ trĩ.

Tải xuống Plantix